MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 03/07/2017, 03:53
VIETTEL

 Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) (OTC)

Vinamilk lại đứng đầu danh sách 40 thương hiệu giá trị nhất của Forbes Việt Nam, Đường Quảng Ngãi, Petrolimex, Saigon Tourist, Lộc Trời cũng lọt top
Vinamilk lại đứng đầu danh sách 40 thương hiệu giá trị nhất của Forbes Việt Nam, Đường Quảng Ngãi, Petrolimex, Saigon Tourist, Lộc Trời cũng lọt top

Trong tốp ba thương hiệu dẫn đầu, xếp sau Vinamilk, là Viettel và Vingroup, với giá trị lần lượt là 849,6 triệu đô la Mỹ và 299,3 triệu đô la Mỹ. Giá trị thấp nhất của danh sách là Lộc Trời, với giá trị 13,1 triệu đô la Mỹ.

Ngày 3/7/2017, Forbes Việt Nam công bố danh sách 40 thương hiệu công ty có giá trị nhất, với tổng giá trị của 40 thương hiệu hơn 5,4 tỉ đô la Mỹ, tăng 20% so với danh sách công bố năm 2016. Đây là lần thứ hai liên tiếp Vinamilk đứng đầu danh sách, với giá trị thương hiệu tương đương hơn 1,7 tỉ đô la Mỹ.

Xét về cơ cấu nhóm ngành, nhóm doanh nghiệp hàng tiêu dùng chiếm số lượng áp đảo, xếp sau là nhóm tài chính – ngân hàng. Nhóm công nghệ - viễn thông có ba đại diện. So với năm ngoái, danh sách năm nay có thêm các gương mặt mới như Đường Quảng Ngãi, Petrolimex, Saigon Tourist, Lộc Trời.

Trong tốp ba thương hiệu dẫn đầu, xếp sau Vinamilk, là Viettel và Vingroup, với giá trị lần lượt là 849,6 triệu đô la Mỹ và 299,3 triệu đô la Mỹ. Giá trị thấp nhất của danh sách là Lộc Trời, với giá trị 13,1 triệu đô la Mỹ.

Vinamilk lại đứng đầu danh sách 40 thương hiệu giá trị nhất của Forbes Việt Nam, Đường Quảng Ngãi, Petrolimex, Saigon Tourist, Lộc Trời cũng lọt top (1)

Được biết, Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này theo phương pháp đánh giá của Forbes, tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo. Sau khi lập danh sách sơ bộ hơn 80 doanh nghiệp có thương hiệu, Forbes Việt Nam với sự hỗ trợ của công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt, tính toán thu nhập trước thuế và lãi vay, sau đó xác định giá trị đóng góp của tài sản vô hình. Việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính của các công ty, dữ liệu trên thị trường chứng khoán. Một số công ty chưa niêm yết đồng ý cung cấp dữ liệu tài chính để Forbes tính toán.

Thu nhập thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp được xác định từ giá trị đóng góp của tài sản vô hình sau khi đã áp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân bổ tùy theo mức độ đóng góp của thương hiệu trong từng ngành. Giá trị thương hiệu chung cuộc được xác định dựa trên chỉ số P/E (hệ số giữa giá thị trường và thu nhập ròng trên mỗi cổ phần mà thương hiệu mang lại) trung bình ngành. Với công ty chưa niêm yết, chúng tôi áp dụng phương pháp so sánh với công ty cùng ngành, cùng quy mô để xác định giá trị thương hiệu.

Do phương pháp này đòi hỏi phải có các số liệu tài chính minh bạch, nên Forbes không có đủ cơ sở để xác định giá trị thương hiệu của nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước.

Hà Phương

Theo Trí Thức Trẻ/Forbes Việt Nam

Các tin khác
Viettel sắp ra mắt điện thoại 'Made in Vietnam' giá ngàn đô bán cho người Việt?
Viettel, MobiFone, VinaPhone có giá trị thương hiệu gần 4 tỷ USD
Tổng giám đốc Viettel từng đi hỏi người Do Thái 'tìm người tài ở đâu' và đây là câu trả lời khiến ông bội phục
Tin nhắn quảng cáo Viettel bất ngờ xuất hiện chữ 'tượng hình'
Viettel đạt doanh thu “khủng” 226.558 tỷ đồng trong năm 2016
Thủ tướng đặt hàng bài toán cực khó cho Viettel
Thaco vượt qua Vinamilk, trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
CEO Viettel: 'Hãy bán chiếc áo cuối cùng cho startup của mình'
CEO Viettel: “Hãy luôn nhớ, khi phụ nữ muốn là sẽ làm được”
Cách xây dựng thương hiệu chẳng giống ai của Viettel ở nước ngoài
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.