MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 09/01/2023, 03:35
VCB

 Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (HOSE)

Giá hiện tại: VCB 93.1 +1.1(+1.2%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Năm 2022: Vietcombank đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu kinh doanh, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao kỷ lục 465%
Năm 2022: Vietcombank đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu kinh doanh, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao kỷ lục 465%

Tỷ lệ CASA của Vietcombank tăng lên mức 34% trong năm qua, tương đương quy mô khoảng 428 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,67%.

Sáng ngày 9/01/2023, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank – mã chứng khoán VCB) tổ chức Hội nghị triển khai công tác Đảng và Nhiệm vụ kinh doanh năm 2023.

Báo cáo tại Hội nghị, lãnh đạo Vietcombank cho biết, trong năm qua, bám sát chỉ đạo điều hành của NHNN, Ban lãnh đạo Vietcombankđã định hướng, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, nhất quán xuyên suốt để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.

Kết thúc năm 2022, huy động vốn thị trường I của ngân hàng đạt ~1,26 triệu tỷđồng, tăng 9,1% so với năm 2021, đạt 100% kế hoạch năm 2022. Tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn (CASA) bình quân đạt34%, tăng 1,8 điểm % so với 2021 (tương đương khoảng 428 nghìn tỷ đồng - quán quân về CASA trong hệ thống). Huy động vốn bán buôn tăng trưởng 10,4%; huy động vốn bán lẻ tăng trưởng ở mức 8,0% so với năm 2021.

Tín dụng tăng trưởng vượt mốc 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2021, kiểm soát trong tỷ lệ tăng trưởng được NHNN giao. Tín dụng bán buôn tăng trưởng 18,5%; Tín dụng bán lẻ tăng trưởng ở mức 19,4% so với năm 2021.

Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt. Dư nợ nhóm 2 là 3.289 tỷ đồng, tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,29%, giảm 0,08 điểm % so với 2021 (0,36%). Tổng dư nợ xấu là 7.662 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,67%, thấp hơn đáng kể so với kế hoạch được giao. Dư quỹ dự phòng rủi ro là 35.603 tỷ đồng; Tỉ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng (khoảng 465%).

Các chỉ tiêu doanh số của Vietcombank đều tăng trưởng ấn tượng. Trong đó Doanh số TTQT-TTTM đạt khoảng 135 tỷ USD, tăng 31,8% so với 2021; Thị phần đạt mức 18,5%, tăng 3,11 điểm % so với năm 2021. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt khoảng 73 tỷ USD, tăng 20,4% so với 2021. Các chỉ tiêu doanh số thẻ, bảo hiểm, phát triển khách hàng bán buôn-bán lẻ đều đạt kết quả tăng trưởng ấn tượng từ mức 37% đến 100%.

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng bền vững. Thu nhập ngoài lãi tăng 9,2% so với năm 2021, hoàn thành 108,7% kế hoạch năm 2022; Thu thuần kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng 31,7% so với năm 2021, hoàn thành 124% kế hoạch năm 2022; Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.393 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 80% kế hoạch năm 2022.

Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của ngân hàng tăng 39% so với năm 2021 và đạt 119% kế hoạch năm 2022. NIM đạt 3,51%, tăng 0,24 điểm % so với 2021. Chỉ số ROAA và ROAE duy trì ở mức cao, tương ứng là 1,84% và 24,25%.

Vietcombank tiếp tục là doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hoá lớn nhất trên thị trường chứng khoán, lọt vào Top 100 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hoá lớn nhất thị trường năm 2022 theo Reuter.

Hằng Kim

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
Vietcombank, VietinBank, BIDV, Techcombank, MB, VPBank, ACB và HDBank sẽ có lợi thế và khó khăn gì trong năm 2023?
VCB: Bổ sung, làm rõ thông tin trên BCTC năm 2021 đã kiểm toán
VCB: Nghị quyết HĐQT v/v phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận năm 2021
Vietcombank: Vẫn là 'ngôi sao cô đơn' trên mọi 'mặt trận'
VCB: Nghị quyết HĐQT v/v phê duyệt chủ trương thay đổi địa điểm trụ sở chi nhánh Thanh Xuân
VCB: 29.12.2022, ngày GDKHQ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2023
VCB: Ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2023
VCB: Thông báo bổ nhiệm lại nhân sự - Phó TGĐ và Kế toán trưởng
VCB: Nghị quyết HĐQT phê duyệt báo cáo phát hành trái phiếu ra công chúng
VCB: CBTT v/v tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2023
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.