MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

PVNTập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh PetroVietnam) là tập đoàn dầu khí quốc gia trực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc phát hiện, khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên dầu khí tại Việt Nam. Tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, vốn pháp định 177.628.383.625.944 đồng.

Giới thiệu

Loại hình
Thành lập
Trụ sở chính
Sản phẩm

Lịch sử

Lịch sử hình thành

 

  • Năm 1959, theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Liên Xô cử chuyên gia địa chất dầu khí Kitovani S.K. sang Việt Nam cùng với các đồng nghiệp Việt Nam tiến hành khảo sát địa chất dầu khí ở miền Bắc Việt Nam. Sau hai năm 1959 - 1961, đã hoàn thành công trình tổng hợp đầu tiên ở nước ta, đó là “Địa chất và triển vọng dầu khí ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.
  • Trên cơ sở công trình này,  ngày 27-11-1961, Tổng cục Địa chất ra Quyết định số 271- ĐC thành lập Đoàn thăm dò dầu lửa 36 (quen gọi là Đoàn Địa chất 36 hay Đoàn 36), đây là tổ chức đầu tiên có nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Việt Nam. Được sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), hoạt động của Đoàn 36 ngày càng lớn mạnh, nên ngày 9-10-1969, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 203/CP thành lập Liên đoàn Địa chất 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất, có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai nghiên cứu tìm kiếm thăm dò dầu khí trong nước, nhất là tập trung ở đồng bằng sông Hồng. Tháng 3-1975 đã phát hiện dòng khí thiên nhiên và condensat có giá trị thương mại tại giếng khoan 61 Tiền Hải - Thái Bình. Năm 1981, bắt đầu khai thác những mét khối khí đầu tiên của Việt Nam từ mỏ khí Tiền Hải - Thái Bình này.
  • Ngay sau khi Việt Nam thống nhất,  ngày 9-8-1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 244/NQTW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Ngày 3-9-1975, Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trên cơ sở  hợp nhất Liên đoàn Địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ngành Dầu khí Việt Nam. Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí được triển khai mạnh mẽ ở cả miền Bắc, miền Nam và ở một số lô thềm lục địa Nam Việt Nam. Đã có nhiều phát hiện dầu khí ở trên đất liền và ở thềm lục địa.
  • Cùng với sự phát triển của đất nước, tổ chức ngành Dầu khí Việt Nam cũng có nhiều thay đổi.  Ngày 9-9-1977, Chính phủ ra Quyết định số 251/CP thành lập Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, gọi tắt là Petrovietnam, trực thuộc Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam.
  • Trong năm 1990, đồng thời với việc sáp nhập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam vào Bộ Công nghiệp nặng,  ngày 6-7-1990, Chính phủ ra Quyết định số 250-HĐBT về việc thành lập Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng.
  • Ngày 14-4-1992, Chính phủ ra Quyết định số 125-HĐBT về việc đặt Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
  • Ngày 29-5-1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 37-CP về tổ chức Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam và Quyết định số 330/TTg về việc thành lập Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Corporation, viết tắt là Petrovietnam. Cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc; các đơn vị thành viên Tổng công ty.
  • Ngày 29-8-2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Group gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN. Tại Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Oil and Gas Group.
  • Ngày 3-7-1980, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô (cũ) ký Hiệp định hợp tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam. Ngày 19-6-1981 ký Hiệp định thành lập Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro) tại Vũng Tàu.
  • Ngày 24-5-1984, Tàu khoan Mikhain Mirchin khoan giếng BH-5 khẳng định dòng dầu có giá trị thương mại tại mỏ Bạch Hổ. Ngày 31-3-1984 Vietsovpetro khởi công lắp đặt chân đế giàn khoan cố định MSP-1. Ngày 6-11-1984 hạ thuỷ chân đế này tại mỏ Bạch Hổ. Ngày 26-6-1986, khai thác tấn dầu thô thương mại đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ trên thềm lục địa Việt Nam, từ giàn MSP-1, đánh dấu Việt Nam vào trong danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới.
  • Ngày 11-5-1987, Vietsovpetro phát hiện dòng dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ, mở ra một triển vọng mới không những tăng đáng kể sản lượng khai thác dầu khí, mà còn thay đổi rất lớn về đối tượng thăm dò dầu khí truyền thống ở thềm lục địa Việt Nam.
  • Năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI quyết định đường lối Đổi mới. Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được ban hành (1987).  Ngày 7-7-1988, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng phát triển ngành dầu khí đến năm 2000. Năm 1993, Luật Dầu khí được ban hành (được sửa đổi và bổ sung vào các năm 2000 và 2008). Hoạt động dầu khí được triển khai một cách mạnh mẽ từ khâu đầu đến khâu cuối.
  • Ngày 19-01-2006, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam  ra văn bản số 41-KL/TW Kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.
  • Ngày 9-3-2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.

 

Ngành nghề kinh doanh

 

a) Ngành, nghề kinh doanh chính:

- Nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hóa than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước; 

- Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí;

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu;

- Kinh doanh, dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước;

- Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí;

- Thực hiện các dịch vụ dầu khí khác trong và ngoài nước.

b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:

- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón;

- Đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học;

- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu;

- Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí;

- Đầu tư sản xuất và kinh doanh năng lượng tái tạo;

- Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động;

- Triển khai, phát triển các dự án năng lượng sạch, “cơ chế phát triển sạch”.

c) Các ngành, nghề kinh doanh do PVN đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc điểm a, b khoản 2 Điều này, PVN thực hiện việc nắm giữ vốn và thoái vốn đã đầu tư theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

d) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, PVN có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.

Hồ sơ công ty

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Ông Lê Mạnh Hùng

Ông Lê Mạnh Hùng

Tổng Giám đốc

Ban kiểm soát

KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2017

  • Doanh thu
    44,556 tỷ
  • Lợi nhuận trước thuế
    14,839 tỷ
  • Lợi nhuận sau thuế
    N/A
  • Cổ tức bằng tiền mặt
    N/A
  • Cổ tức bằng cổ phiếu
    N/A
  • Dự kiến tăng vốn lên
    358 tỷ
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.