MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 28/02/2013, 10:26
CTG

 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (HOSE)

Giá hiện tại: CTG 29.05 +0.05(+0.17%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Khó tìm thông tin hỗ trợ từ nhóm ngân hàng
Khó tìm thông tin hỗ trợ từ nhóm ngân hàng

Trước thời điểm Tết Quý Tỵ, thị giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến khá tích cực nhưng mọi chuyện lại quay ngoắt 180 độ kể từ những phiên giao dịch sau Tết.

Có vẻ như thông tin hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu này đã cạn.

Thông tin liên quan trước tiên là việc NHNN công bố dự thảo Nghị định về việc nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam, dự kiến sẽ thay thế Nghị định 69/2007/NĐ-CP hiện tại. Theo dự thảo này, NHNN sẽ nới lỏng bớt một số tiêu chuẩn và cho phép NĐT nước ngoài tham gia nhiều hơn vào hệ thống ngân hàng.

Trong đó, hai thay đổi quan trọng là NĐT nước ngoài có thể sở hữu trên 30% cổ phần ở các TCTD yếu kém nếu được Thủ tướng chấp thuận và một số tiêu chuẩn có thể cản trở việc TCTD yếu kém bán cổ phần cho tổ chức nước ngoài bị loại bỏ. Hai thay đổi này được xem là giúp các TCTD yếu kém có thể tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài dễ dàng hơn trong quá trình tái cơ cấu.

Trong khi đó, khá nhiều chuyên gia lại cho rằng các đề xuất này không đáp ứng được kỳ vọng của những NĐT nước ngoài đang muốn tăng tỷ lệ sở hữu cao hơn, hay thậm chí tăng lên tỷ lệ sở hữu có thể chi phối các ngân hàng, tức là việc đề xuất giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài dù tăng lên nhưng vẫn thấp hơn mức mong đợi.

Ngoài dự thảo trên, thông tin về kết quả kinh doanh quý IV/2012 cũng được nhiều ngân hàng lần lượt công bố sau thời điểm Tết. Những kết quả này hầu hết đều không khác với những dự báo trước đó của giới chuyên môn.

Cụ thể, trong quý IV/2012, MB tiếp tục xu hướng lợi nhuận giảm do chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng cao, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 271,1 tỷ đồng, tuy vậy nhờ các quý trước, lợi nhuận sau thuế cả năm vẫn tăng gần 8,7% so với năm ngoái, đạt 2.311,1 tỷ đồng.

VietinBank mặc dù kết quả các hoạt động kinh doanh đều khả quan nhưng chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tăng trở lại khiến lợi nhuận quý IV giảm mạnh so với quý III. Lũy kế cả năm, VietinBank đạt 6.178 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm nhẹ so với cùng kỳ, tuy nhiên vẫn dẫn đầu về lợi nhuận trong khối các NHTMCP.

Đối với Eximbank, kết quả kinh doanh quý IV đã được nhìn thấy trước từ những dấu hiệu bi quan cuối quý III. Dư nợ cho vay đột ngột giảm đến 20.900 tỷ đồng (gồm cho vay khách hàng và cho vay liên ngân hàng) khiến thu nhập lãi thuần giảm mạnh, chỉ còn 856 tỷ đồng, chỉ bằng hơn một nửa cùng kỳ năm ngoái và chỉ bằng 74% quý III/2012.

Bên cạnh đó, chi phí hoạt động vẫn tăng mạnh theo chu kỳ quý cuối năm. Do vậy, lợi nhuận sau thuế cả năm của Eximbank ở mức 2.138,5 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 4,3% so với dự báo và chỉ đạt 62% kế hoạch đặt ra.

Với ACB, hoạt động kinh doanh vàng thua lỗ nặng tiếp tục là nguyên nhân chính khiến ACB lỗ trong quý IV trong khi thu nhập lãi thuần không có sự cải thiện nào. Cả năm, ACB chỉ đạt 938 tỷ đồng lợi nhuận, chưa đến 22% kế hoạch đặt ra. Điều nhẹ nhõm duy nhất thể hiện trên báo cáo tài chính quý IV là trạng thái vàng đã được ngân hàng này cân bằng gần như toàn bộ.

Hay nói cách khác, lỗ do chênh lệch giá vàng sẽ không còn phát sinh đáng kể trong năm sau, chi phí liên quan đến vàng (nếu có) sẽ là chi phí dự phòng đối với khoản cho vay vàng 9.458 tỷ đồng sẽ được tất toán trong 6 tháng đầu năm nay theo quy định.

Về kết quả kinh doanh quý IV/2012 của nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất ngờ nhất là việc Sacombank công bố lỗ 871 tỷ đồng mà nguyên nhân chủ yếu là do chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (tăng vọt lên 852,5 tỷ đồng). Các hoạt động đầu tư của Sacombank cũng ghi nhận lỗ trong quý IV. Do vậy, cả năm Sacombank chỉ đạt 714 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Thực tế cho thấy, tình trạng chi phí dự phòng tăng mạnh vào quý cuối năm thường phổ biến ở các NHTMCP (do trì hoãn trích lập trong các quý đầu năm).

Các ngân hàng có lẽ kỳ vọng vào khả năng thu hồi các khoản nợ khó đòi hoặc thanh lý các tài sản thế chấp… nhưng tình trạng thị trường bất động sản (tài sản thế chấp chủ chốt) đóng băng đã khiến nợ có khả năng mất vốn tăng lên. Techcombank, một ngân hàng trong “top” 5 ngân hàng tư nhân cũng đã phải hạch toán lỗ trong quý IV do trích lập dự phòng lên tới 1.128 tỷ đồng.

Chính vì vậy, các ngân hàng hiện đang có chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thấp như Eximbank, ACB… đều có nguy cơ phải tiếp tục gia tăng chi phí này trong năm 2013 nếu như các thị trường tài chính, bất động sản nói chung chưa có tín hiệu tích cực.

Theo Trí Tri
Thời báo ngân hàng

Các tin khác
CII: Vietinbank tài trợ tín dụng cho dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội
Vietinbank: Kiều hối năm nay của Việt Nam có thể đạt 12,1 tỷ USD
Quý 3/2014, lợi nhuận của Vietinbank giảm hơn 40% so với cùng kỳ, nợ xấu tăng vọt
Vietinbank đã tạm dừng kế hoạch trở thành cổ đông chiến lược của cảng Hải Phòng
Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm của Agribank và VietinBank
CTG: Ông Phùng Khắc Kế chính thức trở thành thành viên HĐQT độc lập từ 01/11/2014
Chủ tịch VietinBank “phản pháo” người tiền nhiệm
Sắp công bố kết luận thanh tra đối với thị trường vàng và Vietinbank
Phiên 28/2: Khối ngoại bán ròng hơn 2,7 triệu cổ phiếu CTG
CTG: Nghị quyết và biên bản Đại hội Đồng cổ đông bất thường năm 2013
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.